Hậu quả của lỗ hổng sản lượng Lỗ_hổng_sản_lượng

Ước lượng lỗ hổng sản lượng của IMF năm 2009 theo quốc gia

Lỗ hổng sản lượng dai dẳng thường gây ra nhiều hậu quả tai hại, trong số đó, có thị trường việc làm, tiềm năng tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và ngân sách công. Trước hết, chừng nào lỗ hổng còn kéo dài, thị trường lao động sẽ còn hoạt động kém hiệu quả vì nó biểu hiện công nhân không có việc làm, nền kinh tế hoạt động không hết năng lực. Sự chùng xuống trên thị trường việc làm Hoa Kỳ vào tháng 10/2013 là một bằng chứng khi tỷ lệ thất nghiệp lên đến 7.3%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp bình quân năm 2007 là 4.6%, trước khi suy thoái diễn ra.[3]

Thứ hai, lỗ hổng sản lượng lớn và dai dẳng sẽ gây ra nhiều thiệt hại hơn lên tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế trong dài hạn, điều mà các nhà kinh tế gọi là "hiệu ứng trễ".[4] Về bản chất, vốn và lao động nằm yên trong thời gian dài do nền kinh tế hoạt động dưới mức tiềm năng có thể gây ra những bất lợi lâu dài. Ví dụ, những công nhân không được thuê mướn càng lâu, thì kỹ năng và tính chuyên nghiệp của họ càng suy giảm nhiều hơn, biểu thị những công nhân này không còn đáp ứng được công việc nữa. Đối với nước Mỹ, quan ngại này ngày càng sâu sắc khi tỷ lệ thất nghiệp dài hạn —  là những người đã thất nghiệp trong hơn 6 tháng trong tổng số người thất nghiẹp—lên đến 36.9% trong tháng 9/2013.[5] Hơn nữa, một nền kinh tế kém hiệu quả có thể dẫn đến giảm đầu tư cho những lĩnh vực chỉ trả cổ tức trong dài hạn, như giáo dục và R&D. Điều này chắc chắn làm suy giảm tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn 

Thứ ba, lỗ hổng sản lượng lớn và dai dẳng cũng gây ra những ảnh hưởng tai hại lên nền tài chính công của một quốc gia. Một mặt, vì nền kinh tế phải vật lộn với tình trạng thị trường lao động yếu, làm hao hụt nguồn thu thuế, khi người lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc không thể nộp thuế thu nhập hay nộp ít hơn mức mà họ lẽ ra đã nộp nếu được thuê mướn đầy đủ. Thêm vào đó, thất nghiệp tăng buộc chính phủ phải chi trả nhiều hơn cho các chương trình an sinh xã hội (ở Mỹ, các chương trình này bao gồm bảo hiểm thất nghiệp, tem phiếu thực phẩm, Medicaid, và Chương trình hỗ trợ tạm thời cho các Gia đình túng thiếu). Cả thu thuế giảm và chi tiêu công tăng lên cùng lúc làm trầm trọng thêm thâm hụt ngân sách. Thật vậy, nghiên cứu đã chỉ ra với mỗi đô la mất đi so với sản lượng tiềm năng, thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ sẽ tăng 37%.[6]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lỗ_hổng_sản_lượng http://macroadvisers.blogspot.com/2011/09/american... http://macroadvisers.blogspot.com/2011/10/man-up-a... http://delong.typepad.com/20120320-conference-draf... http://data.bls.gov/timeseries/LNS14000000 http://www.bls.gov/news.release/pdf/empsit.pdf http://www.cbo.gov/sites/default/files/cbofiles/at... http://www.portman.senate.gov/public/index.cfm/fil... http://www.whitehouse.gov/the-press-office/2011/09... http://www.americanprogress.org/issues/labor/repor... http://www.epi.org/page/-/pm165/pm165.pdf